Pheromon (bắt nguồn từ chữ pherein- truyền đi và hormon - kích thích) là những chất bay hơi do cơ thể sinh vật tiết ra hay được tổng hợp có khả năng tác động đến sinh lý hay hành vi của các cá thể khác cùng loài, bắt chúng đi chuyển về nguồn phát ra những chất dẫn dụ đó.

 Các pheromon đều là axit Béo thay thế hay các thành phần tương tự có trong thức ăn, được dùng ở nồng độ rất thấp trong không khí, nên hầu như không độc với động vật máu nóng.

Hình ảnh có liên quan

Thuốc dẫn dụ ruồi

 Ở côn trùng, pheromon được tiết ra từ những tuyến đặc biệt hoặc từ các gian đốt. Chất dẫn dụ côn trùng được chia thành nhiều nhóm như sau:

- Những chất dẫn dụ sinh dục : Những chất dẫn dị sinh dục còn gọi là pheromon giới tính. Chúng là các hợp chất tự nhiên ( do côn trùng tiết ra) hoặc được tổng hợp nhân tạo, có hoạt tính chuyên biệt cao, chỉ hấp dẫn cá thể cùng loài nhưng khác giới. Các pheromon này sinh ra từ các tuyến thơm của con cái ( là chủ yếu) hay từ con đực, có tác động kích thích dẫn dụ hoạt động sinh dục, kết cặp, thường thấy ở bộ cánh cứng, cánh vảy, bọ xít, ruồi. Nồng độ pheromon trong không khí tăng, làm côn trùng từ trạng thái di chuyển sang kích thích giao phối. Pheromon sinh dục hay quyến rũ (epagon), đóng vai trò giám sát, theo dõi sự xuất hiện của các loài sâu hại.

Hình ảnh có liên quan

Virobon-D dẫn dụ ruồi

 Lợi dụng đặc tính này, người ta tổng hợp ra các pheromon giả, phá hủy khả năng con đực tìm kiếm con cái để giao phối, nhằm làm giảm số lượng quần thể côn trùng đời sau.

 Đến nay người ta đã biết trên 350 loài côn trùng thuộc 12 bộ có pheromon sinh dục. Người ta cũng đã tổng hợp được một số pheromon nhân tạo, ví dụ chất Cis-7-dencen-1-ol axetat có tác dụng hấp dẫn bướm đực Trichophlusiani spp. Chất Prophylur là chất dẫn dụ sinh dục của sâu hồng hại bông Pectinophora gossypiella.

 

Tư vấn nhà nông (Nguồn: Tham khảo)