a - Đặc điểm nhận dạng

Trưởng thành: Có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Chân màu vàng nhạt pha màu trắng bạc. Cánh trước hình lá liễu, phần gốc cánh trước tối màu hơn phần ngọn cánh, ngọn cánh có điểm màu đen lớn. Lông viền mép cánh dài, màu tro. Cánh sau hẹp hình kim, màu xám đen, lông mép cánh rất dài.

Trứng: Có hình gần tròn, dẹt, phẳng, giống giọt nước nhỏ. Mới đẻ màu trong suốt, sắp nở màu trắng đục.

Sâu non: Cạng dòi, không có chân, màu xanh vàng hoặc xanh nhạt,mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, sâu non đẫy sức có màu vàng dài khoảng 4mm.

Nhộng: Hình thoi, màu vàng nhạt hoặc nâu đậm, dài khoảng 2,5mm.

sau ve bua

sau ve bua 3 sau ve bua 2 sau ve bua 4

Sâu vẽ bùa và triệu chứng gây hại.

b - Tập tính sinh sống và gây hại

Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Trưởng thành cái đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính chứng nở ra sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo. Sâu non chủ yếu gây hại ở lá non.

Sâu phá hoại ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10.

Nếu bị sâu vẽ bùa cây quang hợp kém gây ảnh hưởng đến sức.

sinh trưởng đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập.

c - Biện pháp phòng, trừ

* Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, tưới nước, chăm sóc hợp lý để cho cây ra lộc tậptrung.

Tỉa cành, tạo tán cho thông thoáng để tránh ẩm độ cao.

* Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên địch tự nhiên, nuôi kiến vàng, bọ rùa, bọ cánh cứng...

* Biện pháp hóa học: Phun thuốc 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ <1cm.

Khi chồi non dài <1cm phun lần 1, sau phun lần một 6, 7 ngày thì phun lần 2.

Phun dầu khoáng SK hoặc dùng nhóm thuốc có hoạt chất Abamectin (như Ababetter 1.8EC, Abagro 4.0EC, Abakill 3.6EC, 10WP, Abamine 1.8EC, Abasuper 1.8EC, 3.6EC, 5.55EC, Abatox 1.8EC, 3.6EC...) liều lượng, nồng độ pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ. Phun ướt hết mặt lá.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia