Bệnh sẹo thường xuất hiện trên cây có múi, nếu không phòng hoặc điều trị kịp thời bệnh có thể lây lan và đặc biệt có thể phải loại bỏ hẳn cây đang sinh trưởng.

a - Tác nhân gây bệnh

Do nấm túi Elsinoe fawcetti Bitan.et jenk gây lên.

b - Triệu chứng bệnh

Bệnh gây hại trên lá, quả, cành có những nốt nổi gồ ghề màu nâu, thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ. Vết bệnh tạo thành những nốt ghẻ nhỏ cao trên bề mặt lá, thường lộ mặt dưới của lá, vết bệnh có màu vàng rơm, nhiều vết bệnh liên kết lại thành từng mảng lớn làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây sinh trưởng kém, cằn cỗi. Khi tấn công trên cành làm cho cành bị khô và chết. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa theo các đợt lá và chồi non.

seo

Hiện tượng cây bị bệnh sẹo.

c - Đặc điểm phát sinh

Bệnh sẹo phát triển trong giai đoạn mẫn cảm của cây (lá, cành, quả còn non) có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp 20-23 độ C.

d - Biện pháp phòng, trừ

*  Biện pháp canh tác: Chọn nơi dễ thoát nước, cao ráo tránh đọng nước để trồng cây ăn quả có múi.

Cắt tỉa cành tạo độ thoáng cho vườn. Bón phân cân đối NPK, chăm sóc cho cây ra lộc tập trung, không cho lộc ra lai rai.

Vệ sinh vườn cây ngay sau khi thu hoạch, cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh.

Biện pháp hóa học: Phun định kỳ các loại thuốc trừ nấm theo các đợt lá, chồi non như Boocđô1%, benlate50WP, Kumulushay các loại thuốc gốc đồng như Kasuran, Kocide, Coc85, DT-Kin Bul

Tư vấn nhà nông (Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)