Theo dự báo thời tiết, trong 2-3 ngày tới nắng nóng tiếp tục diễn ra trên diện rộng, khắp các nơi nhiệt độ lên 37-39 độ c, nhiều nơi đỉnh điểm nhiệt độ ngoài trời lên đến 41-42 độ c. Với thời tiết như vậy bà con nên làm gì để tránh tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng?

 Nắng nóng đang bao trùm miền Bắc, riêng khu vực Tây bắc bộ và vùng núi trung bộ nhiệt độ cao đạt ngưỡng 40 độ c. Với nhiệt độ khá cao như vậy, người dân cần hết sức cẩn thận để tránh việc bị đột quỵ, hay sốc nhiệt do nắng nóng. Các bác sĩ cảnh báo, việc đột quỵ do nắng nóng khá nguy hiểm, tỉ lệ tử vong tương đương với các bệnh đột quỵ do tim mạch và do não bộ.

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn trưởng phòng cấp cứu tổng hợp, khoa cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai đã cho biết, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể không điều hoa kịp nhiệt độ, nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao ngưỡng 39-41độ c, lúc này người bệnh sẽ bị chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ý thức, dẫn đến hôn mê.

Đối với các bệnh nhân do bị sốc nhiệt cách tốt nhất là phải sơ cứu đúng cách, thuận tiện cho việc điều trị và tránh biến chứng, và để lại di chứng cho bệnh nhân.

Các bệnh nhân bị sốc nhiệt, say nắng thường có biểu hiện mặt đỏ bừng, da nóng, khô, mệt lả, đau đầu, nôn mửa,... Khi thấy và nghi ngờ một người bị sốc nhiệt, say nắng cần ngay lập tức sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân, hạ thân nhiệt cho người bệnh.

de phong nang-1

Sơ cứu bệnh nhân sốc nhiệt, đột quỵ

Việc hạ thân nhiệt cho bệnh nhânkhông được cố cho người bệnh uống thuốc hạ sốt, vì thuốc hạ sốt không có hiệu quả trong trường hợp này. Việc làm đầu tiên là nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến nơi râm mát, cơi bớt quần áo, chườm đá lạnh vào vùng cổ, nách, bẹn của bệnh nhân, lau người toàn thân bằng nước mát để nhanh chóng hạ nhiệt cơ thể.

Thậm chí có thể dùng vòi nước hoặc xô nước mát xối trực tiếp lên người bệnh nhân, nếu độ ẩm không khí thấp cần bọc bệnh nhân trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh. Đồng thời, đặt túi chườm đá vào nách, bẹn để giảm nhiệt trên cơ thể bệnh nhân.

Tiếp tục làm mát cơ thể bệnh nhân, và gọi cấp cứu đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để theo dõi và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp, bệnh nhân sốc nhiệt hoặc đột quỵ có ngừng tuần hoàn cần hà hơi, ép tim trong suốt quá trình chờ xe cấp cứu đến. Cấp cứu đúng cách sẽ tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân bị độ quý, sốc nhiệt.

Để phóng tránh nắng nóng và sốc nhiệt Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần:

- Hạn chế đi ra ngoài đường, ra ngoài trời nắng khi không cần thiết, nếu bắt buộc phải ra ngoài trời nóng cần đội mũ, mặc quần áo, đeo khẩu trang, đeo kính,... để tránh nắng nóng.

de phong năng

Hạn chế ra ngoài khi nắng nóng

- Tích cực bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, nếu mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh, hoặc nước muối pha loãng, hay nước pha Oresol,... Tuy nhiên không nên uống nhiều nước đá gây đau họng, và nước ngọt có ga gây mất nước hơn.

- Không để nhiệt độ trong phòng quá thấp, không nên để quạt trực tiếp phả vào người.

-Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và tăng sức đề kháng của cơ thể.

-Những người làm việc trong môi trương nhiệt độ cao cần tự bảo vệ mình, nếu thấy nhiệt độ vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể cần tạm dừng ngay công việc lại.

Thời điểm từ 12-16 giờ là thời điểm nhiệt độ cao nhất, người dân cần hạn chế ra ngoài vào thời điểm này, bởi có thể xảy ra nhiều biến cố nguy hiểm nếu cơ thể không dung nạp được nhiệt độ của môi trường.

Đồng thươi, cần đảm bảo uống đủ nước, chuẩn bị các phương tiện bảo hộ nhằm giảm bớt tác động của nhiệt và tia tử ngoại. Môi trường làm việc cần đảm bảo thông thoáng, sach sẽ, kiểm soát môi trường lao động.

Người dân cũng cần hiểu và phòng tránh tác động của nắng nóng gây ra đối với sức khỏe con người như say nắng, rối loạn thân nhiệt, mất nước, ngất, kiệt sức, đột quỵ, gia tăng các bệnh hô hấp tim mạch,... 

Tư vấn nhà nông (Nguồn: tham khảo)