Một trong những xã đi đầu trong việc phát triển kinh tế ở Lạng Sơn phải kể đến là xã Chi Lăng, thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Mỗi năm xã thu hàng trăm tỷ đồng nhờ trồng cây na hay còn gọi là cây "mở mắt".
Huyện Chi Lăng được biết đến như thủ phủ của na xứ Lạng. Khắp xung quanh dải đất của huyện được bao phủ bở màu xanh thẫm của hàng trăm nghìn cây na vươn mình từ các khe núi đá.
Na thường được thu hoạch vào tháng 8, vào lúc này, đâu đâu cũng là tiếng nhộn nhịp của người dân và thương lái mua na. Những quả na căng tròn, trắng hồng, mắt nở to được bầy bán khắp vùng.
Khắp các dải núi đá là những người nông dân cần cù cắt tỉa, chăm sóc cũng như thu hoạch na chín. Người dân nơi đây chủ yếu dùng tời ròng rọc để vừa phục vụ việc vận chuyển na cũng như vận chuyển phân bón lên các vườn na trên các dãy đồi núi để chăm sóc cây na. Mong cho một mùa vụ bội thu sắp tới.
Dùng tời ròng rọc vận chuyển na
Nghề trồng na ở Lạng Sơn tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hữu Lũng, Chi Lăng. Ở đây các hộ dân chủ yếu là trồng na, mỗi hộ dân đều có khoảng 400-1000 gốc na, có nhiều hộ còn nhiều hơn. Na chín rộ rất nhanh chỉ thu hoạch trong khoảng 1 tháng là hết. Tuy nhiên giờ người dân đã tìm tòi nghiên cứu các biện pháp để kéo dài thời gian thu hoạch na từ đó, tăng năng suất và chất lượng của na.
Là một trong những xã đi đầu trong việc phát triển kinh tế, xã Chi Lăng tiếp tục nhân rộng, đổi mới, chuyển đổi các cây trồng có giá trị thay thế cây lúa. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng trồng na, xã Chi Lăng mỗi năm thu lời gần 100 tỷ đồng.
Người dân thu hoạch na
Tuy xã Chi Lăng gần như là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đã có sự sáng tạo trong việc sản xuất, công tác lãnh đạo nên năng suất na tăng cao, từ thu hoạch 1 vụ thành 2 vụ,na vừa được mùa lại vừa được giá.
Được biết, tại xã Chi Lăng ngoài cây na, xã cũng tập trung phát triển một số loại cây có hiệu quả kinh tế cao như vải, cam canh, bưởi diễn,...Nhờ có hướng sản xuất phát triển kinh tế phù hợp, thu nhập bình quân đầu người ở xã Chi Lăng trong năm 2018 đạt 39 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức bình quân của huyện là 28 triệu đồng/người/năm.
Na Lạng Sơn
Với đặc thù địa hình canh tác ở địa phương là đất xen núi đá đã tạo ra giống na Chi Lăng trứ danh vỏ mỏng, ít hạt, thịt dày, vị ngọt đậm, mùi thơm vô cùng hấp dẫn, có những quả có khối lượng lên đến 800g hoặc hơn 1kg. Nhờ trồng cây ăn quả mà Lạng Sơn nói chung và xã Chi Lăng nói riêng ngày càng phát triển, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện hơn.
Tư vấn nhà nông (Nguồn:tham khảo)