Từ xa xưa, nông dân ở nhiều nước trên thế giới đã biết sử dụng một số loại thực vật chứa chất độc để dùng trừ một số loại côn trùng gây hại trên cây trồng và gia súc bằng cách phun lên cây hoặc dùng nước chiết để tắm cho gia súc. 

 Trên thế giới có khoảng 2000 loài cây có chất độc , trong đó có 10-12 loài cây được dùng phổ biến. Ở Việt Nam đã phát hiện khoảng 335 loài cây độc, gần 40 loài cây độc trong đó có 10 loài có khả năng diệt sâu (Nguyên Duy Trang ,1998).

thuoc thao moc DIeT SaU

Chế phẩm sinh học diệt sâu

Những hợp chất dùng trừ sâu thảo mộc thông thường như rotenon và rotenoit, artemisinin, azadirachtin, cnidiadin, matrine,pyrethrin và nicotin đều là những loại ancaloit, este, glucozit,... có trong một số bộ phận của một số loài cây. Hàm lượng chất độc phụ thuộc loài cây,bộ phận cây, điều kiện sống và thời gian thu hái chúng. Nói chung, các chất này dễ bị phân hủy dưới tác động của oxy hóa, ánh sáng (đặc biệt các tia cực tím),ẩm độ , nhiệt độ và pH môi trường nên chúng ít gây hại cho môi trường. Những cũng vì đặc điểm này, nên điều kiện thu hái, bảo quản và kỹ thuật chế biến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Hiện nay, trừ nicotin, còn các thuốc thảo mộc khác đang được nghiên cứu sử dụng.

Thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng tiếp xúc, vị độc hoặc xông hơi. Phổ tác động thường không rộng. Một số loại còn có khả năng diệt cả nhện hại cây. Sau khi xâm nhập, thuốc nhanh chóng tác động đến hệ thần kinh, gây tê liệt và làm chết côn trùng.

thuoc-tru-sau-sinh-hoc-3

Thuốc trừ sâu sinh học

 

Các thuốc thảo mộc nói chung ít độc đối với người và động vật máu nóng, các sinh vật có ích và động vật hoang dã. Do thuốc trừ sâu thảo mộc nhanh bị phân hủy, nên chúng không tích lũy trong cơ thế sinh vật, trong môi trường và không gây hiện tượng sâu chông thuốc.

Do việc thu hái khó bảo quản, giá thành đắt, nên trong một thời gian dài, các thuốc trừ sâu thảo mộc đã bị các thuốc trừ sâu hóa học lấn át. Ngày nay, yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, cộng với kỹ thuật gia công được phát triển , nên nhiều thuốc trừ sâu thảo mộc được dùng , đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường.

Tư vấn nhà nông (Nguồn:Tham khảo)

Album Ảnh